NO PHOTO
QNQ EDUCATION
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhất.
QNQ QNQ QNQ QNQ
Hot Line : 0919.591.007
  Chi Tiết Tin
KHÔNG CHO ĐIỂM HỌC SINH TIỂU HOC, VUI MỪNG HAY BĂN KHOĂN?

Phụ huynh mừng, giáo viên băn khoăn

khi bỏ chấm điểm tiểu học

Bên cạnh niềm vui của phụ huynh khi không phải thấy con buồn rầu với bài chính tả được 5-6 điểm, nhiều giáo viên lo ngại việc hoàn toàn không chấm điểm sẽ khó đánh giá chính xác sự tiến bộ trong nhận thức của các con.

Có con học lớp 2 tại tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), chị Phương Thúy rất vui khi biết tin Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định bỏ chấm điểm tiểu học.

Chị Thúy cho biết, con trai chị không được chấm điểm khi họp lớp 1. Học sinh nào làm bài đúng hết, cô giáo sẽ tặng một bông hoa và cứ 2-3 bông hoa là đổi được cục tẩy, cái thước kẻ hoặc bút… Khi ấy bé Bibo (tên thân mật của con trai chị Thúy) rất thích phấn đấu để nhận được hoa, đổi được quà.

Học hè lớp 2 có chấm điểm, nhiều hôm Bibo đi học về mặt buồn thiu vì bị điểm kém. “Hỏi mãi con mới chịu trả lời là được 6 điểm Chính tả. Hôm nào đạt 9-10 điểm, vừa gặp mẹ là bé háo hức khoe luôn. Trước đây con không quan tâm đến điểm số mà chỉ hào hứng kiếm đủ 10 bông hoa để đổi hộp bút chì màu cho em gái, để bố mẹ đỡ phải mua”, chị Thúy kể.

Nhìn con trải qua những mô hình đánh giá tiểu học, chị Thúy rất ủng hộ việc bỏ chấm điểm. Theo chị, điểm số làm các bé bị áp lực khi so sánh điểm với bạn bè, đặc biệt là câu hỏi “Hôm nay con được mấy điểm” từ phụ huynh.

Chị Nguyễn Mai Lan, phụ huynh bé Lê Đình Bằng Vũ (lớp 1E, tiểu học Nguyễn Du, Hà Nội) cho rằng, mặt mạnh của chấm điểm là cho thấy năng lực, sự tiến bộ rõ rệt của học sinh. Tuy nhiên, cách đánh giá này tạo áp lực lớn. “Tâm sinh lý của lứa tuổi mới rời mẫu giáo chỉ học những thứ mình thích mà sở thích thì không chấm điểm được. Do vậy, việc khơi dậy niềm đam mê, sở thích với các bé lớp đầu tiểu học quan trọng hơn việc đánh giá”, chị Lan phân tích.

Phụ huynh này chia sẻ rằng, khi đánh giá học sinh tiểu học bằng điểm số, có những cha mẹ mong con học tốt, đạt điểm cao mà vô tình đưa ra phương pháp giáo dục phản tác dụng như: nhồi nhét, la mắng, bắt học thêm ngoài giờ. Điều này khiến các bé căng thẳng. Chị Lan đồng tình với việc bỏ chấm điểm tiểu học, điều mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng và cho thấy tính hợp lý khi giảm áp lực cho phụ huynh, học sinh. 

“Dù đánh giá thế nào, theo tôi, không nên tuyệt đối hóa, coi đó là đúng nhất. Trẻ con tiểu học cần học những thứ ngoài sách vở nhiều hơn và thước đo chính là nhận thức của các cháu với thế giới xung quanh, sự cảm nhận, sẻ chia, yêu thương và thấu hiểu”, chị Lan nói.

Anh Hà Tuấn, có con học lớp 1 trường tiểu học Phương Canh (phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho rằng học sinh tiểu học, nhất là các bé lớp 1, cần rèn luyện ý thức, phương pháp học tập, tu dưỡng đạo đức… để hình thành nhân cách chứ không chỉ đơn thuần là điểm số môn học.

Đồng tình với việc bỏ chấm điểm tiểu học, nhưng anh Tuấn cũng cho rằng nếu hoàn toàn không chấm điểm sẽ khó đánh giá chính xác sự tiến bộ của các con trong nhận thức. Theo anh, điều này chỉ nhận ra được (dưới góc độ phụ huynh) thông qua những điểm số cô giáo chấm. “Nếu bỏ hoàn toàn việc chấm điểm thì sẽ khó có sự chia sẻ giữa nhà trường và gia đình. Vậy nên chăng, cần những đánh giá theo hình thức bài kiểm tra tháng một lần, hoặc sự tính toán thế nào cho hợp lý”, phụ huynh này đề xuất.

Theo VN Express

Các bài khác

Tìm
kiếm
QNQ EDUCATION
NO PHOTO
QNQ EDUCATION

Đang Online: 2 - Đã OnLine : 234640